Màng Chống Thấm Khò Nóng [Bảng Giá & Ưu Nhược Điểm]
Thi công chống thấm bằng màng khò là một trong những phương pháp hữu hiệu hàng đầu hiện nay. Vậy màng chống thấm khò nóng này có gì đặc biệt ưu và nhược điểm, bảng giá ra sao ? Hãy cùng Trần Gia Hưng tìm hiểu màng chống thấm khò nóng là gì và quy trình thi công như thế nào tại bài viết dưới đây nhé !
Màng khò chống thấm là gì
Màng chống thấm khò nóng hay khò nhiệt (gốc bitum) là màng chống thấm dẻo còn được gọi là khò nóng chính là loại màng chống thấm dạng dẻo. Được sản xuất dựa trên hỗn hợp bitum cùng với hợp chất polymers APP và được chọn lọc một cách kỹ càng. Lớp màng khò này thường có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm cao và có thể chống được các loại tia tử ngoại UV .
Lớp Bitum polymer của màng khò có thể bao phủ hoàn toàn cho lớp gia cố bằng loại lưới polyester. Chúng được sản xuất dựa trên phương pháp Spunbond không đan phía bên trong màng. Do đó, loại màng khò này thường có đặc tính sinh học tốt và có độ bền cao.
Ưu và nhược điểm của màng khò
Các loại màng khò chống thấm đều mang những ưu nhược điểm đặc trưng, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Ưu điểm
- Màng khò được đánh giá là có khả năng ngăn nước vượt trội, ngay cả đối với môi trường áp suất hơi nước lớn. Từ đó giúp bảo vệ sự an toàn cho công trình trước sự xâm nhập của các yếu tố như nước, độ ẩm.
- Với độ đàn hồi cao, màng khò có khả năng co giãn tốt, có độ đàn hồi cao và chịu được lực tải lớn.
- Ngoài ra, chúng còn có thể chống lại tia UV từ ánh nắng mặt trời, đồng thời, cũng chịu được nhiệt cực tốt. Do đó, chúng thường được sử dụng trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Với độ bám dính cực cao, có thể bám chắc mọi bề mặt thi công nên màng khò thường được sử dụng để ngăn cách cũng như gia tăng sử dụng trong các khu đặc thù chẳng hạn như khu chế xuất, nhà máy lọc dầu hay nhà máy hóa chất
- Không những không kén bề mặt thi công, mà màng khò còn có tuổi thọ rất cao, thường lên đến hàng chục năm. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội khiến cho chúng được yêu chuộng hơn nhiều phương pháp chống thấm khác
Với nhiều ưu điểm vượt trội, màng khò chống thấm luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, thiết yếu đối với các hạng mục thi công công trình dân dụng lẫn công trình công nghiệp.
Nhược điểm
Tuy các loại màng chống thấm khò nóng có nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại hiệu quả cao thì bên cạnh đó, chúng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định như:
- Luôn đòi hỏi sự phức tạp cũng như khó khăn trong quá trình thi công
- Khác so với những loại hóa chất chống thấm dạng lỏng, việc thi công chống thấm bằng màng khò đòi hỏi cần có một kỹ thuật vô cùng chuyên nghiệp
- Khi thi công ở những bề mặt không bằng phẳng thì rất dễ xuất hiện các điểm chống mí seno có diện tích hẹp
- Ngoài ra, màng khò còn có độ bám dính chưa tốt. Đối với các khu vực chống thấm, chỉ sau một vài năm chịu thời tiết khắc nghiệt hoặc gặp nắng nóng thì lớp màng khò sẽ bị xuống cấp một cách nhanh chóng, dẫn đến toàn bộ bề mặt sàn có thể sẽ bị thấm nước
- Sử dụng màng khò chống thấm cũng có thể khiến cho lớp bê tông không thoát được hơi nước, gây ra các trường hợp ẩm mốc ở những tầng gác mái
- Màng khò còn có tính độc hại về môi trường, việc ứng dụng phương pháp này về lâu về dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Do đó, để thi công chống thấm bằng màng khò thì đòi hỏi phải có những đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, có năng lực cao thì mới có thể tự tin hơn trong quá trình thi công.
Màng khò phù hợp với các loại công trình nào
Màng khò chống thấm Sika thường phù hợp với nhiều loại công trình như:
- Được ứng dụng thi công chống thấm cho trần nhà, chống thấm tường nhà
- Đáp ứng các công trình chống thấm đường hầm, tàu điện ngầm, đường hầm
- Được dùng trong thi công chống thấm hồ bơi, bể nước ngầm
- Sử dụng cho các công trình chống thấm ngược cho thang máy
- Thường được dùng để thi công chống thấm cho nhà máy thải xỉ, nhà máy hóa chất, nhà máy phân bón nhằm ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập đến môi trường và làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước
Quy trình thi công màng khò chống thấm
Cách thi công màng khò chống thấm được thực hiện chi tiết dựa trên các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị cho bề mặt cần chống thấm
- Bạn cần phải đảm bảo vệ sinh, giữ cho bề mặt chống thấm luôn được sạch sẽ bằng cách quét dọn trước khi thi công. Đồng thời, bạn cũng nên đục bỏ những phần xi măng thừa hay trám lại các vị trí đang bị lõm.
- Đối với một số loại sàn cần chống thấm thường xuyên bị lệch chẳng hạn như khu WC thì phần gờ ngay phía chân tường cần được tiến hành gia cố chống thấm cao thêm 200mm để tránh các tình trạng nước thấm gây nên hiện tượng loang chân tường.
- Sau khi thực hiện xong các bước vệ sinh, làm sạch sàn chống thấm, bạn hãy tiến hành phơi khô hoặc thổi khô bề mặt bê tông.
- Việc chuẩn bị bề mặt chống thấm bằng màng khò là yếu tố vô cùng quan trọng, chúng quyết định lớn đến độ hiệu quả của công trình chống thấm.
Bước 2: Thực hiện đo cắt lớp màng khò chống thấm Sika
- Sau khi đã thực hiện xong các bước vệ sinh, bạn cũng nên đo và cắt lớp màng khò chống thấm sao cho phù hợp với bề mặt kết cấu của sàn. Để quá trình thi công được hiệu quả hơn, bạn cần chú ý:
- Khi tiến hành đo cũng như cắt màng khò bạn nên căn chỉnh sao cho các mép nối đã được chồng lấn lên nhau trong khoảng 50 - 60nm.
- Đối với khu vực chân tường bạn cần đảm bảo đã cắt một lớp màng khò chống thấm cao hơn những vị trí thông thường trong khoảng 200 đến 250 nm
- Đối với các khu vực xung yếu, chẳng hạn như góc tường, ống thoát nước, hộp kỹ thuật hay ống xả nước thì cần phải được cắt thêm một miếng màng khò để gia cố
Bước 3: Tiến hành sơn lót cho toàn bộ bề mặt chống thấm
Bạn hãy quét một lớp sơn lót gốc Bitum thật mỏng lên toàn bộ bề mặt cần chống thấm nhằm tăng độ bám dính cho lớp màng khò.
Bước 4: Tiến hành thi công khò màng chống thấm
- Đầu tiên, bạn hãy để những tấm màng khò chống thấm Sika vào đúng vị trí. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra lớp màng một cách đầy đủ trước khi khò dán. Bước này bạn cũng nên đảm bảo chắc chắn rằng toàn bộ bề mặt của màng khò đã được úp xuống dưới để quá trình thi công trở nên hiệu quả hơn.
- Sau đó, bạn hãy dùng đèn khò gas để khò lớp phía dưới của màng khò chống thấm. Bạn nên thực hiện phần này cho đến khi bề mặt của bitum của lớp màng nóng lên và sau đó chuyển qua giai đoạn chảy mềm và bám chặt vào bề mặt sàn.
- Trong giai đoạn này, bạn cũng cần sử dụng lực cơ học mạnh nhằm ép chặt cho phần màng khò được bằng phẳng hơn, bám chặt hơn, đồng thời cũng tránh gây ra các hiện tượng nhốt bọt khí.
- Khi thực hiện việc dán màng chống thấm khò nóng, bạn cũng cần đảm bảo là đã điều chỉnh đèn khò một cách thích hợp nhất. Đồng thời cũng cần tránh dùng lửa quá lớn để khò bề mặt chống thấm trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với những khu vực tương đối yếu như hộp kỹ thuật, đường điện hay các đường ống dẫn, thoát nước.
Bước 5: là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình thi công, góp phần giúp gia tăng khả năng bám dính của lớp màng khò. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giai đoạn này, bạn đòi hỏi cần phải có thật nhiều kinh nghiệm giúp cho việc khò màng hiệu quả hơn. Cũng như tránh các trường hợp khò quá nóng hay chưa đủ độ nóng.
Bước 6: Tiến hành thi công chồng mép cũng như hàn mí và gia cường các vị trí khó:
Đối với những vị trí đang bị chồng lấn nhau, bạn hãy dùng đèn khò nóng để đốt nóng chảy ngay các khu vực mép màng. Sau đó sử dụng bay thi công thực hiện miết mạnh vào những vị trí này nhằm giúp làm kín khu vực tiếp giáp. Bạn nên thực hiện thi công từ khu vực thấp lên những khu vực cao hơn.
Đối với các khu vực như khe co giãn hay tại các góc tường thì cần phải tiến hành hàn gia cố thêm nhiều lớp màng khò chống thấm. Đồng thời, cần đảm bảo thực hiện những thao tác này một cách vô cùng cẩn thận bởi vì nó sẽ quyết định đến chất lượng bám dính của màng khò cũng như độ bền của các công trình chống thấm.
Bước 7: Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình chống thấm bằng màng khò
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, bạn nên kiểm tra một cách tổng thể công trình chống thấm bằng cách bơm nước vào khu vực đó trước 24 giờ bàn giao công trình. Quá trình này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo được chất lượng công trình chống thấm mà mình đã thi công.
Tuy nhiên, sau khi đã kiểm tra cần tạo một lớp bảo vệ nhằm tránh làm rách cũng như làm hỏng màng chống thấm. Nếu không thực hiện quá trình này, hoặc làm chậm trễ thì lớp màng khò chống thấm Sika sẽ bị bong rộp ra khỏi bề mặt chống thấm bởi chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình co giãn vì nhiệt.
Bảng báo giá màng chống thấm khò nóng
Bảng báo giá màng khò chống thấm
Sau đây là bảng báo giá màng chống thấm khò nóng bạn nên chú ý:
Tên màng chống thấm bitum | Chủng loại |
Kích thước |
Mức giá (VNĐ) |
4mm S – APP |
1m x 4mm x 10m/cuộn |
1.300.000 | |
4mm GY – APP |
1m x 4mm x 10m/cuộn |
1.300.000 | |
Màng chống thấm khò nóng Lemax | 4mm PE – APP |
1m x 4mm x 10m/cuộn |
1.300.000 |
3mm PE – APP |
1m x 3mm x 10m/cuộn |
1.070.000 | |
3mm GY – APP |
1mx3mmx10m/cuộn |
1.070.000 | |
3mm S – APP |
1mx3mmx10m/cuộn |
1.070.000 | |
1.5 mm S |
1mx1.5mmx15m/cuộn |
2.130.000 | |
Màng chống thấm tự dính Lemax | 2.0 mm PE |
1mx2.0mmx20m/cuộn |
3.660.000 |
1.5 mm PE |
1mx1.5mmx15m/cuộn |
2.250.000 | |
3mm S – APP |
1mx3mmx10m/cuộn |
1.070.000 | |
4mm GY – APP |
1mx4mmx10m/cuộn |
1.270.000 | |
Màng chống thấm khò nóng Breiglas | 3mm GY – APP |
1mx3mmx10m/cuộn |
1.070.000 |
4mm PE – APP |
1mx4mmx10m/cuộn |
1.270.000 | |
4mm S – APP |
1mx4mmx10m/cuộn |
1.270.000 | |
3mm PE – APP |
1mx3mmx10m/cuộn |
1.070.000 | |
Delta P-3mm PE |
1mx3mmx10m/cuộn |
880.000 | |
Màng chống thấm khò nóng Bitumode | Delta P – 3mm S |
1mx3mmx10m/cuộn |
880.000 |
Delta P – 3mm GY |
1mx3mmx10m/cuộn |
880. 000 | |
Delta P – 4mm PE |
1m x 4mm x 10m/cuộn |
1.050.000 | |
Màng chống thấm tự dính Pluvitec | 2.0 mm PE |
1mx2.0mmx15m/cuộn |
1.875.000 |
1.5 mm PE |
1mx1.5mmx20m/cuộn |
2.340.000 |
Bảng giá thi công màng khò
Dưới đây là bảng giá thi công màng chống thấm khò nóng chi tiết, mời bạn hãy cùng tham khảo qua nhé!
STT | Hạng mục công trình chống thấm bằng màng khò nóng | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
1 | Thi công chống thấm đối với các khu vực gồ ghề chẳng như khe nứt, khe co giãn, tại những nút mao dẫn ngay sàn bê tông hoặc tại các khe lún | m | 190.000 |
2 | Thi công công trình chống thấm cho sàn nhà, mái nhà bằng bê tông | m2 | 270.000 |
3 | Thi công công trình chống thấm cho các khu vực khó thực hiện như tại ban công, vách tầng hầm hay tại hố sụt tầng hầm, hố thang máy cũng như lô gia, sàn nhà vệ sinh, ban công | m2 | 210.000 |
4 | Thi công công trình chống thấm cho toàn bộ bể bơi, bể chứa nước | m2 | 200.000 |
5 | Thi công công trình chống thấm cho các khu vực tại sàn mái, sàn bê tông được ứng dụng bởi phương pháp hiện đại | m2 | 180.000 |
7 | Thi công công trình chống thấm tổng hợp bao gồm nhà vệ sinh, đường ống nước hoặc tại các khu vực như nhà bếp, bồn nước, chậu rửa | m2 | 380.000 |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được tư vấn báo giá chính xác nhất, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Trần Gia Hưng nhé!
Trên đây là tổng hợp các ưu nhược điểm cũng như quy trình thi công chống thấm màng khò. Nếu bạn đang cần tư vấn chọn lựa dịch vụ chống thấm chất lượng, uy tín, thì hãy nhanh chóng liên hệ Trần Gia Hưng nhé! Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm, xây dựng Trần Gia Hưng sẽ mang đến giải pháp chống thấm hữu hiệu, giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Bài viết liên quan:
+ Top 6 biện pháp thi công chống thấm tốt nhất hiện nay
+ Thi công chống thấm sân thượng với 6 phương pháp
+ Cách thi công chống thấm tầng hầm đầy đủ và chi tiết
+ Cách chống thấm hố pit thang máy tại nhà đúng chuẩn
+ Chống thấm ngược tường trong nhà với 2 phương pháp
+ Chống thấm sàn nhà vệ sinh với 7 phương pháp mới nhất